Skip to main content

Posts

Showing posts with the label 9.1 - Mục 1 - Cưới Hỏi

2. Mối lái là gì?

Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách là "Phải lòng nhau" "Mắc phải bùa yêu". Nguyễn Du đã vạch đường cho Kim Trọng. Thuý Kiều cứ yêu nhau rồi sẽ "Liệu bài mối manh" nên các cụ nhà nho mới kịch liệt phản đối khuyên con cháu rằng: "Đàn ông thì chớ Phan Trần, Đàn bà thì chớ Thuý Vân, Thuý Kiều"

1. Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?

Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ "thụ thụ" trái ngược nghĩa: một chữ "thụ" là trao cho, một chữ "thụ" là nhận).

Mục I: Cưới hỏi

"Nam nữ thụ thụ bất thân: nghĩa là gì? Mối lái là gì? "Lễ vấn danh" có ý nghĩa gì? "Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống" có đúng không? Người trong cùng họ lấy nhau được không? Sự tích tơ hồng. "Tục thách cưới" hay dở ra sao? Bánh "su sê" hay bánh "phu thê"? "Tiền nạp cheo" là gì? Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới. Cô dâu trước khi về nhà chồng cần có những thủ tục gì? Lễ xin dâu có ý nghĩa gì? Mẹ chồng làm gì khi con dâu về đến nhà? Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu? Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái có trâm hay kim? Tại sao phải có phù dâu? "Lễ lại mặt" có ý nghĩa gì? Trả lời câu hỏi không rõ câu hỏi. Khi người đàn bà tái giá có những thủ tục gì? Tại sao "nạ dòng" không lấy được "trai tơ"? Quan hệ vợ cả vợ lẽ ra sao? Nên nhìn nhận vấn đề li hôn như thế nào?