Skip to main content

Posts

97. Tết nguyên đán có từ bao giờ?*

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương.

96. Cúng giỗ và mừng ngày sinh?

Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Đây cũng là dịp thăm người thân trong gia đình, trong chi họ, dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng gọi là "trước cúng sau ăn", có mất đi đâu, cũng là để cho cuộc họp mặt thêm đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sinh hoạt, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Mà việc chi phí cũng không dồn lên đầu một ai vì ngoài phần do hương hoả mà có, mỗi người đều đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, nên mới có từ "góp giỗ", với ý nghĩa trên- "Uống nước nhớ nguồn"- việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục, nếu như người ta loại bỏ được những hủ tục có tính chất mê tín dị đoan, nếu như không bị lợi dụng một cơ hội cho bọn hãnh tiến khoe của bằng mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị, cho n...

95. Trưòng hợp chết yểu có cúng giỗ không?

Có hai trường hợp: - Những người chết đã đến tuổi thành thân, thần nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai, hoặc đã có con trai nhưng ít lâu sau con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai của anh hoặc em ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hoặc toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự. - Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ theo tiên tổ (gọi chung trong các bài văn cúng các bậc tiên gia là: Phụ vị thương vong tòng tự, không đặt linh vị từng vong hồn). Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai có cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Điều này k...

94. Mấy đời tống giỗ?

Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thuần chủ ông khảo. Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là có 4 đời làm giỗ (cao , tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.

93. Lễ cúng giỗ vào ngày nào?

Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hay trước ngày mất một ngày? Có người cho rằng phải cúng vào ngày đang còn sống (tức là trước ngày mất), có người lại cho rằng "trẻ dôi ra, già rút lại", vậy nên chết trẻ thì cúng giỗ đúng ngày chết, còn người già thì cúng trước một ngày. Vậy có câu hỏi: "Người trung niên chết thì cúng vào ngày nào"?

Thọ Mai Gia Lễ - Mục 6: Giỗ Tết tế lễ

Mục VI: Giỗ Tết tế lễ "Tục bái vật" là gì? Lễ giỗ cúng vào ngày nào? Mấy đời tống giỗ? Chết yểu có cũng giỗ không? Cúng giỗ và mừng ngày sinh thế nào? Tết Nguyên Đán có từ  bao giờ? Ngày Tết có những phong tục gì? Vì sao kiêng hót rác trong ba ngày Tết? Tại sao cúng giao thừa ở ngoài trời? Tại sao có "Tết Hàn Thực?" Tết Đoan Ngọ có những tục gì? 92. Tục bái vật là gì? Trong phong tục cổ truyền của ta có tục bái vật không?

91. Ma trơi hay ma chơi?

Tiếng khu Tư gọi là "ma trơi", Bắc bộ gọi là "ma chơi". Chúng tôi chưa rõ biến âm hay xuất xứ của ngôn từ ám chỉ loại ma đó "chơi vơi", "chơi đùa với trần thế" hay "chêu chọc cho xấu hổ". Nguyễn Du trong " Văn chiêu hồn thập loại chúng sinh" câu: Lập loè ngọn lửa ma chơi Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.